Vẩy nến là bệnh lành tính, người bệnh có thể chung sống "hòa bình" với nó khi có phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, với làn da luôn sần sùi, ngứa ngáy do vẩy nến khiến người bệnh có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
Bệnh vẩy nến khiến các tế bào da chết dày lên, xuất hiện các nốt vẩy, gây ngứa, khó chịu. Thời gian đầu, người bệnh thường bị tổn thương ở vùng da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bụng. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan ra toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời, vẩy nến sẽ biến chứng sang bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp, vảy nến mụn mủ, ung thư da. Khoảng 53% bệnh nhân mắc vẩy nến đều có đau khớp. Biểu hiện thường gặp ở vẩy nến khớp là triệu chứng tổn thương móng (chiếm 80% tình trạng bệnh).
Ảnh minh họa
Theo TS Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc BV Da liễu TƯ, một phương pháp hỗ trợ điều trị vảy nến có hiệu quả phải đảm bảo hai điều kiện: xóa sạch tổn thương sớm và thời gian tái phát càng lâu càng tốt.