Vảy nến thuộc nhóm bệnh tự miễn, chiếm 1-2% dân số thế giới và ai cũng có thể mắc phải. Những người mắc bệnh này thường có da ở bàn tay, bàn chân, da đầu,… màu hồng, sần sùi và tróc vảy, vào mùa hanh khô thường nứt nẻ, chảy máu, khiến người bệnh có tâm lý tự ti, cô lập xã hội, e ngại khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Hậu quả của bệnh vẩy nến
Bệnh này trước đây thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh phong. Ở ViệtNam, bệnh được GS Đặng Vũ Hỷ đặt tên là “vảy nến” từ năm 1956. Mặc dù cho tới nay người ta đã hiểu được bệnh nhưng vẫn chưa có một cơ chế điều trị đặc hiệu nào.
PGS.TS Phạm Văn Hiển, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam cho biết, vảy nến thường gặp ở vùng da đầu, rìa chân tóc, đầu gối, cùi chỏ, xương cụt, mặt duỗi cẳng chân, đôi khi xuất hiện rải rác khắp cơ thể hoặc những chỗ va chạm, chầy xước. Ở móng chân đôi khi bị dày lên, lồi lõm, chẻ móng. Vùng âm hộ và quy đầu đôi khi cũng mắc bệnh này. Bệnh xuất hiện từ từ, tồn tại một thời gian rồi thuyên giảm. Sau đó bệnh tái phát, nhất là khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm, dị ứng thuốc. Dấu hiệu đặc biệt nhất là những mảng vết thương trên da khô, hình bầu dục hoặc tròn, dưới vảy có mầu hồng đỏ, phủ lên trên là nhiều lớp vẩy mầu bạc, các vết này thường gây ngứa và đau. Khi khỏi, bệnh không để lại sẹo và ở trên đầu tóc vẫn mọc, duy chỉ có điều bệnh hay tái phát, khỏi rồi lại mắc.
Để chữa bệnh này người ta thường dùng thuốc bôi ngoài, nếu nặng có thể kết hợp đường uống. Các thuốc uống như Ultravate, Tenovate, Psorcon... được sử dụng phổ biến, thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.
Một số bệnh viện dùng quang trị liệu để hỗ trợ điều trị vảy nến. Các phương pháp này cải thiện hết vảy nến tức thời, nhưng sau đó bệnh vẫn tái phát bình thường. Để tần suất tái phát giảm, người ta thi&ec