Vảy nến là tình trạng rối loạn tăng sinh tế bào tạo thành một màng bám trên da. Tế bào ở màng bám chưa kịp rụng đã xuất hiện các lớp khác nên tạo thành vẩy nến chùm đè lên nhau. Bên cạnh đó, bệnh còn có một số tác nhân kích thích làm bệnh càng dễ dàng phát triển.

 

 

Ảnh minh họa

Vẩy nến gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bàn tay, bàn chân và móng tay. Bệnh có thể dẫn đến bệnh viêm khớp vảy nến, dẫn đến những cơn đau và sưng tấy ở khớp. Ước tính khoảng 10-30% người mắc bệnh vảy nến cũng sẽ mắc bệnh viêm khớp vảy nến.

Vậy đâu là những tác nhân kích thích vảy nến phát triển? Trong khi những nguyên nhân tiềm tàng của vảy nến bắt nguồn từ hệ miễn dịch của cơ thể, thì một số tác nhân sau có thể làm cho bệnh nặng hơn và tái phát:

- Thời tiết khô và lạnh khiến da bị khô, là cơ hội cho bệnh tái phát cao hơn. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời có thể làm bùng phát vẩy nến tới 36%.

- Căng thẳng: Bản thân bệnh vảy nến cũng gây căng thẳng cho bệnh nhân và các triệu chứng của bệnh bùng phát đặc biệt trong suốt thời gian căng thẳng đó.

- Dùng thuốc: Một số loại thuốc như lithium (một cách điều trị phổ biến cho rối loạn lưỡng cực), thuốc sốt rét, và một vài loại thuốc beta-blocker (dùng để trị chứng cao huyết áp, bệnh tim, và một số chứng loạn nhịp tim) có thể làm bệnh vảy nến bùng phát.

- Nhiễm trùng hay bệnh: Viêm họng hay viêm amidan có thể gây bệnh vảy nến giọt và những loại bệnh khác.

- Tổn thương da như đứt, bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng, vết xăm… có thể làm cho bệnh vảy nến bộc phát ở nơi bị tổn thương.

-Sử dụng chất có cồn và hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

Hỗ trợ Điều trị vảy nến là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vẩy nến. Có 3 bước tiếp cận là: thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc đường uống và quang hoá trị liệu. Đồng thời, cần kiểm soát các yếu tố kích thích bệnh phát triển.