Vảy nến là một bệnh mạn tính với biểu hiện đặc trưng là đỏ da và bong vảy trắng bạc như sáp nến. Bệnh gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi với 6 thể chính: vảy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và thể hay gặp là đỏ da toàn thân.

 

Ảnh minh họa

Vẩy nến đỏ da toàn thân là một thể nặng, với biểu hiện: da toàn thân đỏ tươi, bóng, phù nề, nhiễm cộm, ngứa, các nếp kẽ bị trợt loét, rớm dịch mủ, nứt nẻ, đau rát. Triệu chứng toàn thân bao gồm: sốt cao, rét run, rối loạn tiêu hoá, suy kiệt dần dần.... Hiện có 3 giải pháp  hỗ trợ điều trị vẩy nến nói chung và vẩy nến thể đỏ da toàn thân nói riêng là dùng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống (toàn thân) và quang hoá trị liệu. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định dùng kết hợp cả ba giải pháp trên trong việc điều trị. Một số thuốc bôi tại chỗ như: Corticosteroids, Calcipotrience, Retinoid… có tác dụng giảm viêm, giảm quá trình chuyển hoá của tế bào da, khống chế độ sừng hóa của da…

Tuy  nhiên, vẩy nến thể đỏ da toàn thân là một thể nặng, nên đôi khi những loại thuốc bôi tại chỗ hầu như không có tác dụng, vì thế người bệnh phải sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị toàn thân như: Methotrexate, Cyclosporine – ức chế hệ miễn dịch, làm chậm quá trình phân bào; Retinoid (soriantane, tigason) là một dạng của  vitamin A acid... Tuy nhiên, do thuốc gây độc cho thận và gây tăng huyết áp nên bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi điều trị. Phương pháp dùng quang hóa trị liệu có thể làm giảm triệu chứng bệnh tạm thời, nhưng tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, chi phí khá tốn kém.