Mắc vẩy nến là lo lắng của nhiều người, dù bệnh ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, tạo tâm lý e ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Ảnh minh họa
Bệnh vẩy nến xuất hiện do sự rối loạn miễn dịch, gây ra tổn thương trên da, hình thành những mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Các vẩy màu trắng đục, có nhiều lớp dễ bong, khi cạo sẽ vụn ra như nến. Bệnh thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu, đôi khi khắp thân thể, gan bàn tay, bàn chân, các ngón chân…
Khi đã mắc vẩy nến, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tăng cường viatamin và khoáng chất,… cần hạn chế thịt, sữa, trứng, rượu bia. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da.
Nhằm hạn chế vẩy nến phát triển lan rộng, bệnh nhân nên tránh để da bị tổn thương, tránh côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn, virus, stress, rượu và tăng cân… Đặc biệt, nếu vẩy nến trở nên nặng và khó chữa, bệnh nhân có thể chọn phương pháp dùng tia PUVA (quang hóa trị liệu) kết hợp với thuốc hỗ trợ điều trị vẩy nến. Tuy nhiên, cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.