Vảy nến xuất hiện do sự rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên, cũng có một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh tái phát và nặng thêm.
Ảnh minh họa
Một số triệu chứng phổ biến nhất của vẩy nến là những vùng da màu đỏ phủ vảy xốp màu bạc, ranh giới rõ ràng với vùng da lành. Những mảng này có thể gây ngứa và đau, đôi khi bị nứt và chảy máu. Có thể xuất hiện vẩy nến ở móng tay, móng chân, biểu hiện bằng sự đổi màu và xuất hiện các vết lõm trong móng. Móng cũng có thể bắt đầu bị vỡ và tách ra khỏi nền móng. Viêm đau và sưng tấy các khớp xảy ra ở những bệnh nhân vẩy nến thể khớp.
Một số tác nhân có thể làm cho bệnh nặng hơn hoặc tái phát, bao gồm:
- Thời tiết khô và lạnh làm da bệnh nhân khô hơn, tạo cơ hội cho vẩy nến tái phát.
- Tâm lý: Mắc bệnh vẩy nến thường gây ra tâm lý căng thẳng, lo âu, mất tự tin. Chính sự căng thẳng, lo âu này cũng là yếu tố làm bệnh tái phát và nặng thêm.
- Các bệnh viêm nhiễm: Những bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm amiđan… có thể gây vảy nến thể giọt và những loại bệnh khác.
- Tổn thương da: Ở một số người mắc bệnh vảy nến, tổn thương da như đứt, bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng, vết xăm… có thể làm cho bệnh vảy nến bộc phát ở vị trí bị tổn thương.
- Sử dụng chất có cồn (rượu), hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến bệnh tái phát và ngày càng nặng hơn.
Hỗ trợ Điều trị vẩy nến thường chú trọng vào việc làm lành tổn thương da và ngăn bệnh tái phát, giảm biến chứng. Tuy nhiên, đa phần thuốc điều trị gây nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân cần sử dụng dưới sự chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc.