Mùa đông là thời điểm dễ bị kích ứng da, đặc biệt là với những người bị vẩy nến. Gió lạnh, khô hanh sẽ khiến người bị vẩy nến càng ngứa ngáy và khó chịu hơn, gây bất tiện trong các hoạt động hàng ngày.
Vẩy nến được xưng danh là “ung thư không chết” bởi nó không gây nguy hại nào đến tính mạng người mắc phải, nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống. Việc điều trị vẩy nến rất phức tạp, thậm chí có những người chữa trị hàng chục năm vẫn không dứt điểm được.
Bệnh thường xuất hiện ở những vùng tì đè như lưng, mông, đầu gối, khuỷu tay,… nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Nguyên nhân chính của vẩy nến là do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến một số vùng da bị kích ứng bong tróc, gây ngứa, làm những người mắc phải có thói quen cào, gãi dẫn tới việc nhiễm khuẩn. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập như: stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường… Những người mắc bệnh vẩy nến thường để bệnh âm ỉ kéo dài vài năm, có khi ban đầu chỉ một chút ít trên người, nhưng sau đó lan rộng dần ra và có thể bị toàn thân nếu không được điều trị hợp lý. Khi bệnh trầm trọng mới đi chữa thì bệnh có thể kéo theo ảnh hưởng các cơ quan khác như: khớp, gan, thận, dạ dày,…
Vẩy nến xuất hiện ở khuỷu tay.
Một số cách giúp giảm triệu chứng bệnh vẩy nến được biết tới như ngâm phần da bị vẩy nến trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, tuy nhiên cách này cần thực hiện trong thời gian dài và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân bị vẩy nến còn có thể dùng một số loại thuốc mỡ chứa axit salicylic, kẽm hoặc steroid để làm mềm da, giúp bong vẩy. Tuy nhiên, thuốc mỡ có thể gây hại đến da và không phải ai cũng sử dụng được bởi nhiều tác dụng phụ của nó, nhất là phụ nữ, trẻ em-những đối tượng khá nhạy cảm đối với các phản ứng thuốc