Hiện nay, vẩy nến chiếm khoảng 2-3% các bệnh ngoài da ở Việt Nam. Bệnh thường ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mang tâm lý tự ti, mặc cảm, xa lánh những người xung quanh. Trường hợp bà Nguyễn Thị Sâm (Tân Yên, Bắc Giang) và ông Bàn Văn Hem (Tân Sơn, Phú Thọ) là những bệnh nhân may mắn tìm lại được sự tự tin trong cuộc sống nhờ gặp “đúng thầy đúng thuốc” sau một thời gian dài chống chọi với vẩy nến.
Ảnh minh họa
Bà Sâm được chẩn đoán bị vẩy nến thể giọt với triệu chứng ban đầu là những nốt đỏ nhỏ mọc thành đám ở vài nơi. Sau đó, toàn thân bà, trừ lòng bàn tay, bàn chân và mặt là không bị, còn lại đỏ rực. Các nốt vẩy nến làm bà Sâm luôn bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu: “Bệnh tật làm tôi tự ti, mặc cảm vô cùng. Suốt ngày tôi phải mặc quần áo dài, dù vào mùa hè, thời tiết nóng nực đến mấy. Mỗi lần tắm gội, nhìn cơ thể chi chít những nốt đỏ rực, tôi lại cảm thấy chán chường, chỉ nghĩ muốn đi đâu thật xa để không ai biết đến mình, khỏi phải khổ con cháu”- bà Sâm nhớ lại.
Với trường hợp của ông Bàn Văn Hem, cũng bị bệnh vẩy nến hành hạ suốt nhiều năm, ông đã phải rất cố gắng để đối diện với căn bệnh này: “Tôi bị vẩy nến từ tháng 9/2003, lúc đầu là ngứa ngáy, bong vẩy ở trên đầu, sau đó lan ra khắp người và toàn thân, ăn kém, mất ngủ. Kể từ khi mắc bệnh, tôi không dám mặc quần áo cộc đi ra ngoài. Trời nóng cũng phải mặc áo dài vì cởi ra thì bản thân nhìn vào còn thấy sợ chứ chưa nói đến người khác. Đi đâu lâu lâu mà ngứa quá thì cũng ngại vì không gãi thì khó chịu, gãi thì người ta nhìn vào lại sợ…”.
May mắn đã đến khi bà Sâm và ông Hem biết tới sản phẩm thiên nhiên hàng đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị vẩy nến: “Uống hết 4 tuần, các vết vẩy nến thâm mờ đi, không mọc thêm nốt nào mới. Sau hai tháng thì bệnh chuyển biến rõ rệt, các nốt hết sẹo, không còn làm tôi ngứa ngáy, khó chịu nữa. Vui nhất là giờ tôi không còn bi quan như trước nữa”- bà Sâm cho biết.
Còn với ông Hem, sau khi uống thì thấy bệnh từ từ thuyên giảm. Trong người không còn nóng nữa, da bớt vẩy, quan trọng là đêm ngủ ngon giấc, không còn phải vùng dậy tắm rửa vì ngứa ngáy: “Sau gần 10 năm chịu đựng bệnh tật, đến nay tôi đã có thể cởi trần ra sân tập thể dục. Những người quen biết tôi nhiều năm đều thấy lạ, họ nói tôi đã trở về với con người bình thường rồi”- ông Hem chia sẻ.
Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả cao, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.
Thành phần chính của kem dược liệu là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…
Tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.