Hiện nay, vẩy nến chiếm khoảng 2-3% các bệnh ngoài da ở Việt Nam. Bệnh thường ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mang tâm lý tự ti, mặc cảm, xa lánh những người xung quanh. Trường hợp bà Nguyễn Thị Sâm (Tân Yên, Bắc Giang) và ông Bàn Văn Hem (Tân Sơn, Phú Thọ) là những bệnh nhân may mắn tìm lại được sự tự tin trong cuộc sống nhờ gặp “đúng thầy đúng thuốc” sau một thời gian dài chống chọi với vẩy nến.

 kim miễn khang - vaynen.co (ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Bà Sâm được chẩn đoán bị vẩy nến thể giọt với triệu chứng ban đầu là những nốt đỏ nhỏ mọc thành đám ở vài nơi. Sau đó, toàn thân bà, trừ lòng bàn tay, bàn chân và mặt là không bị, còn lại đỏ rực. Các nốt vẩy nến làm bà Sâm luôn bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu: “Bệnh tật làm tôi tự ti, mặc cảm vô cùng. Suốt ngày tôi phải mặc quần áo dài, dù vào mùa hè, thời tiết nóng nực đến mấy. Mỗi lần tắm gội, nhìn cơ thể chi chít những nốt đỏ rực, tôi lại cảm thấy chán chường, chỉ nghĩ muốn đi đâu thật xa để không ai biết đến mình, khỏi phải khổ con cháu”- bà Sâm nhớ lại.

Với trường hợp của ông Bàn Văn Hem, cũng bị bệnh vẩy nến hành hạ suốt nhiều năm, ông đã phải rất cố gắng để đối diện với căn bệnh này: “Tôi bị vẩy nến từ tháng 9/2003, lúc đầu là ngứa ngáy, bong vẩy ở trên đầu, sau đó lan ra khắp người và toàn thân, ăn kém, mất ngủ. Kể từ khi mắc bệnh, tôi không dám mặc quần áo cộc đi ra ngoài. Trời nóng cũng phải mặc áo dài vì cởi ra thì bản thân nhìn vào còn thấy sợ chứ chưa nói đến người khác. Đi đâu lâu lâu mà ngứa quá thì cũng ngại vì không gãi thì khó chịu, gãi thì người ta nhìn vào lại sợ…”.