Bệnh vẩy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, được chia làm 6 thể chính: vảy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đỏ da toàn thân, thể đảo ngược và thể khớp. Trong đó, vảy nến thể mụn mủ toàn thân là một bệnh nặng, có thể đe dọa sinh mạng người bệnh.
Ảnh minh họa
Vảy nến mụn mủ chia làm hai loại: Vảy nến mụn mủ toàn thân và vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân. Vảy nến mụn mủ toàn thân có thể tự nhiên phát bệnh hoặc trước đó, bệnh nhân đã bị vẩy nến thể khớp. Triệu chứng lâm sàng của vẩy nến thể mụn mủ bao gồm: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, da có các đám đỏ da lan toả, nổi chi chít các mụn mủ đường kính 1-2 mm, cảm giác rát bỏng. Nhiều mụn mủ liên kết với nhau thành “hồ mủ” đường kính 1-2cm. Vài ngày sau, mụn mủ vỡ tổn thương rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi….
Vảy nến mụn mủ toàn thân là một bệnh nặng, điều trị giai đoạn cấp của bệnh giống như bỏng nặng, bệnh nhân cần được cấp cứu. Retinoid là thuốc làm ngừng mụn mủ nhanh và tránh tái phát. Quang hóa được dùng khi bệnh đã đỡ hơn. Hiện nay, ngày càng có nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, độc đáo không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị, tăng hiệu quả kiểm soát bệnh.
Nhiều bệnh nhân cũng cho biết, họ đã đạt hiệu quả cao sau khi dùng. Bà Trần Thị Bạch Liên (76 tuổi- ở Thái Nguyên) từng bị vẩy nến thể mụn mủ với các nốt đỏ nổi khắp người, sau đó đóng vảy khiến bà ngứa ngáy, khó chịu. Mặc dù đã dùng nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh vẫn thường xuyên tái phát. Sau gần chục năm điều trị không đỡ, may mắn đã đến khi bà biết tới và mua về uống: “Sau một tháng dùng tôi thấy cơ thể nhẹ nhàng, dễ chịu hơn nhiều. Thật vui, các nốt mụn đỏ trên da lặn dần, nhẵn nhụi, da sáng hẳn lên, không bị đỏ nữa. Những chỗ da dày, xù xì thì xẹp xuống, mỏng dần, ngứa giảm đi đáng kể. Giờ bệnh của tôi đã đỡ khoảng 50%.” – bà Liên cho biết.
Khi bị mắc bệnh vảy nến thể mụn mủ toàn thân, bệnh nhân cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể. Ngoài việc duy trì sử dụng, bệnh nhân cũng nên tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế đồ uống kích thích (rượu, cà phê...) và xác định tư tưởng "chung sống hòa bình" với bệnh.
Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả cao, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.
Thành phần chính của kem dược liệu là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…
Tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.