Vẩy nến là một bệnh tự miễn, được chia làm nhiều thể như: vẩy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể khớp,… trong đó phổ biến và nặng nhất là thể đỏ da toàn thân.

Kim miễn khang - vẩy nến (ảnh minh hoạ)

Ảnh minh họa.

Triệu chứng đặc trưng của thể này là da toàn thân căng đỏ, bong vẩy, phù nề, nứt nẻ, tiết ra dịch trong, ngứa dữ dội. Bệnh nhân cảm thấy đau rát, ngoài ra còn có các triệu chứng như: sốt, đau khớp, mệt mỏi,… Thể bệnh này tiến triển từ các thể nhẹ bị biến chứng do điều trị không đúng cách.

Biểu hiện của bệnh là xuất hiện vẩy như nến thành từng lớp, nổi dát đỏ như giọt nước, to, tròn hoặc bầu dục, đường kính 2,5cm, có khi thành mảng rộng do nhiều dát kết hợp lại. Lúc đầu lớp vẩy bong ra như nến rồi đến lớp màng rất mỏng bị bong ra, đồng thời thấy rướm máu lấm tấm và tiết dịch trong dưới lớp vẩy nến. Bệnh phát triển nặng cũng là lúc da toàn thân đỏ, sưng, tróc vẩy, kèm phát sốt, các khớp đau, lòng bàn chân sừng hoá, móng dày lên và rụng.

Rất nhiều loại thuốc đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị vẩy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS), hiện đại (kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon, interleukin...) hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da (kem có salicylic, gudron, corticoid...). Nhưng chúng chỉ mang lại kết quả không bền vững, dễ tái phát. Ngoài ra, hỗ trợ điều trị vẩy nến bằng PUVA, hiệu quả có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát là 40% hoặc hơn… Tất cả các phương pháp hỗ trợ điều trị trên đều có khả năng gây tác dụng phụ, có khi nghiêm trọng: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da,...