Vẩy nến là bệnh hay tái phát, khó điều trị, thường gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám trong khoa da liễu tại các bệnh viện.

Kim miễn khang - vẩy nến (ảnh minh hoạ)

Ảnh minh họa.

Đặc trưng của vẩy nến là những mảng hồng ban có vẩy trắng bạc, thường xuất hiện trên những nếp gấp hay vùng tỳ đè như: khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, chân, da đầu... Các vẩy trắng có nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như vết nến rơi lả tả.

Đến nay, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân chính gây vẩy nến, bao gồm: yếu tố di truyền (40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn; dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp); môi trường ô nhiễm, ánh sáng mặt trời, chấn thương thượng bì,... Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có nguy cơ mắc vẩy nến cao hơn ở những người khác.

Để hỗ trợ điều trị vẩy nến, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc hỗ trợ điều trị tại chỗ chứa acid salicylic, phối hợp với nhóm thuốc corticoid, thuốc hỗ trợ điều trị toàn thân như methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin,… Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Người bệnh cũng có thể được áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng như chiếu tia UVB, PUVA (quang hóa trị liệu). Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ dẫn đến ung thư da.