Trên thế giới hiện nay, có từ 1 - 3% dân số đang chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ bởi căn bệnh vẩy nến. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị, nhưng người bệnh cần kiên trì vì vẩy nến thường dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Có hai kiểu bệnh trong vẩy nến: Vẩy nến khởi phát sớm, thường gặp ở độ tuổi 16-22, diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định có liên quan chặt chẽ đến tính di truyền; vẩy nến khởi phát muộn hay gặp ở độ tuổi 57-60 và ít liên quan tới yếu tố di truyền.

Nguyên nhân gây vẩy nến được xác định là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động lên chính biểu bì, khiến những tế bào này nhanh chóng bị chết đi. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như: stress, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm.

Bệnh vẩy nến xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, vị trí bị bệnh đầu tiên thường là da đầu và những vùng tỳ đè như: khuỷu tay, đầu gối, bụng... Với những trường hợp nặng, bệnh xuất hiện khắp toàn thân. Các vẩy trắng bong ra như sáp nến và để lại một lớp dưới màu hồng, có thể rớm máu.

Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các thuốc chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng ngứa đỏ, bong vẩy…, tuy nhiên, chúng có thể gây những tác dụng không mong muốn, đặc biệt là nhóm thuốc corticoid. Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị vẩy nến như: methotrexate, cyclosporin, retinoids chứa nhiều độc tính và tác dụng phụ. Quang hoá liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến toàn thân, phương pháp này tuy khá hiệu quả nhưng sau khi điều trị tiềm ẩn nguy cơ ung thư da. Vì vậy, việc hỗ trợ điều trị bằng tây y phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc.

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng kết hợp các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đường uống với kem thảo dược bôi ngoài da để vừa tăng cường khả năng miễn dịch, vừa tác động tại chỗ lên vùng da bị bệnh, giúp hỗ trợ điều trị cả nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh. Dẫn đầu cho xu hướng này với sản phẩm dùng đường uống là thực phẩm chức năng. Còn điển hình cho dòng sản phẩm bôi ngoài da là kem thảo dược.

Thành phần chính của kem thảo dược là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định pH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường.

Tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (làm bạt sừng), cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, hạn chế sự tái phát của các bệnh vẩy da. Đặc biệt, có ưu điểm giữ nguyên được màu sắc, mùi vị của các thành phần dược liệu, do đó, hiệu quả cao và an toàn với người bệnh.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện nguyên tắc “trong uống, ngoài bôi” bằng cách duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên dùng đường uống và kem thảo dược bôi ngoài da để giảm những tổn thương do vẩy nến, tìm lại làn da khỏe mạnh tự nhiên.