Theo thống kê, nhiều bệnh nhân lupus ban đỏ có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, da rất dễ đỏ lên khi đi ra nắng, tróc vảy, nổi mẩn. Khoảng 36% bệnh nhân lupus ban đỏ bị bùng phát bệnh khi tiếp xúc với tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời.

Kim miễn khang - vẩy nến (ảnh minh hoạ)

Ảnh minh họa.

Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, Chủ tịch Hội da liễu Việt Nam, lupus ban đỏ xuất hiện do sự phối hợp của nhiều yếu tố, gồm di truyền, môi trường (nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là ánh nắng mặt trời), nội tiết (bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và nặng lên ở chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai). Ngoài ra, một số loại thuốc cũng thúc đẩy sự phát triển bệnh. Lupus ban đỏ chiếm khoảng 40 trên 200 bệnh nhân tự miễn trong 100.000 dân.

Bệnh tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ cơ xương khớp, da, tóc, thận, tim mạch,  hệ thần kinh, phổi, hệ miễn dịch và máu, hệ tiêu hóa, mắt… vì vậy triệu chứng bệnh hết sức đa dạng. Hơn 90% số bệnh nhân đến khám có các biểu hiệu không đặc hiệu như gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt. Dạng ban kinh điển là ban hình cánh bướm (ban đỏ ở 2 gò má bắc cầu qua sống mũi) xuất hiện khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.