Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công chính các tế bào của cơ thể, làm chúng bị tổn thương và rối loạn chức năng. Bệnh có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận, tổ chức trong cơ thể, đặc biệt, một hậu quả nghiêm trọng là gây tổn thương thận.

Tổn thương thận có thể dẫn đến tử vong

Trong giai đoạn khởi phát, lupus ban đỏ thường xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau cơ và khớp, phù mặt, nổi ban xuất huyết… Đến thời kỳ toàn phát, bệnh nhân có các triệu chứng như: da xuất hiện hồng ban từng lớp (đặc biệt là ở hai bên má - đối xứng qua sống mũi), phù, không teo da, có thể bị rụng tóc, loét miệng, bóng nước. Ở giai đoạn này, 90% bệnh nhân bị viêm khớp, kèm theo sốt, suy nhược, gầy ốm, thiếu máu. Bệnh cũng gây tổn thương nhiều cơ quan như tim, thần kinh, phổi, tiêu hóa, gan…. Đặc biệt, khoảng 50% bệnh nhân có tổn thương thận, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong. Biểu hiện ở thận chủ yếu là tổn thương cầu thận nên được gọi là viêm cầu thận lupus hay bệnh cầu thận lupus. 

Tổn thương thận là một trong những biến chứng nặng nhất của lupus ban đỏ, vì vậy, bệnh nhân cần được kiểm tra thường xuyên protein niệu để đánh giá chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng thường có phù, tăng huyết áp, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn... Tăng tốc độ máu lắng và gamma globulin máu (kháng thể). Càng có nhiều biểu hiện rối loạn miễn dịch thì càng khẳng định bệnh rõ ràng.

Điều trị lupus ban đỏ như thế nào?

Lupus ban đỏ chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Các thuốc được sử dụng trong điều trị lupus ban đỏ bao gồm thuốc ức chế miễn dịch, glucocoticoid, thuốc chống sốt rét chloroquine, thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Tuy nhiên, do các thuốc này đều có độc tính, đồng thời, cơ địa người mắc lupus ban đỏ hệ thống khá phức tạp nên bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân và bác sĩ đã sử dụng những sản phẩm bào chế từ các thành phần thiên nhiên vì chúng không gây tác dụng phụ, hiệu quả bền vững trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa lupus ban đỏ và ngăn chặn biến chứng của bệnh. Đi đầu trong số đó là thực phẩm chức năng. Chị Nguyễn Thị Loan (26 tuổi) ở Việt Trì, Phú Thọ - một bệnh nhân bị lupus ban đỏ từ năm 2005 với các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, đau nhức khớp, nổi ban hình cánh bướm ở mặt, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống, công việc của chị. Dù chị đã dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh không đỡ. Được biết, lupus ban đỏ có thể gây nhiều biến chứng, đặc biệt là ở thận nên chị rất lo lắng. Tới đầu năm 2010, khi chị biết và sử dụng thì bệnh đã chuyển biến. “Chỉ sau một tháng uống, bệnh của tôi thuyên giảm trông thấy. Giờ thì tôi đã cảm thấy sức khỏe, cuộc sống gần như bình thường trở lại, không còn những cơn đau nhức, hết mệt mỏi, ăn ngủ ngon hơn, ban đỏ mờ đi” – chị Loan cho biết.