Chào chuyên gia! Tôi năm nay 35 tuổi, mắc vảy nến 1 năm với triệu chứng da đỏ, sưng viêm và bong tróc ở da đầu. Tôi tìm hiểu trên mạng thì có thông tin cho rằng, đây là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị sớm cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điều này có đúng không, thưa chuyên gia? (Ngọc Anh – Hà Nội).
Trả lời:

Chào bạn Ngọc Anh!

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Để giải đáp cho câu hỏi: Biến chứng vảy nến là gì, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau:

Vảy nến có chữa được không?

Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra do sự suy yếu của hệ miễn dịch. Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là da xuất hiện các tổn thương sưng, đỏ, có vảy trắng bao phủ.

Vảy nến có nhiều loại khác nhau, bao gồm: Vảy nến thể giọt, vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến đảo ngược. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến xương khớp, móng của người bệnh.

Hiện nay, chưa có phương pháp hay loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như dùng thuốc, quang hóa trị liệu, điều trị tại nhà để giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tái phát của vảy nến.

Những biến chứng của bệnh vảy nến là gì?

Bạn Ngọc Anh thân mến! Vảy nến được đánh giá là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu bạn chủ quan, không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng sau đây:

- Viêm khớp vảy nến: Khoảng 50% người bị vảy nến sẽ phát triển biến chứng vảy nến ở khớp như: Khớp gối, khớp khuỷu tay, ngón tay, bàn chân… Bệnh gây hư tổn khớp xương, từ đó người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng, nóng khớp. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn, liệt mất vận động.

- Biến chứng lên thận: Vảy nến không gây nguy hại đến thận nhưng thói quen dùng thuốc không kiểm soát, tự ý dùng thuốc, dùng quá nhiều thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận, khả năng lọc máu và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, lâu dần có thể gây suy thận.

- Biến chứng tim mạch và huyết áp: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến có thể gây tác dụng phụ lên hệ thống tim mạch, từ đó làm tăng các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

- Những bệnh về mắt: Một số bệnh về mắt khá đặc trưng ở người bị vảy nến. Điều này là do tình trạng viêm ảnh hưởng đến da, từ đó dẫn đến những biến chứng trong mô mắt. Người bị vảy nến dễ bị viêm bờ mi, viêm kết mạc và viêm màng bồ đào.

- Bệnh Parkinson: Những người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn do ảnh hưởng của tình trạng viêm mạn tính trên mô thần kinh. Parkinson là một rối loạn thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến não của bạn. Nó có thể gây run, chân tay cứng, vấn đề thăng bằng hoặc dáng đi cho người bệnh.

- Gây bệnh rối loạn chuyển hóa: Mắc vảy nến có thể làm tăng nguy cơ gây một số bệnh rối loạn chuyển hóa như: Bệnh gút, tiểu đường type 2,…

- Gây bệnh tiểu đường type 2: Người bị vảy nến mức độ trung bình và nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn bình thường.

- Biến chứng tâm lý: Có khoảng 65% người mắc bệnh vảy nến bị trầm cảm nhẹ đến nặng hoặc mắc các chấn thương tâm lý.

- Huyết áp cao: Bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, từ đó có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ sau này. Do đó, bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên nếu bị bệnh vảy nến.