Chào bạn! Chắc hẳn bạn đang khá lo lắng về tình trạng của mình. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, chữa bệnh vảy nến cần sự kiên trì, tùy cơ địa mỗi người mà có thể cải thiện nhanh hay chậm. Ở phương pháp điều trị nào cũng vậy, trước hết cần giảm thiểu đến mức thấp nhất các tổn thương ngoài da, sau đó kết hợp với tăng cường chức năng hệ miễn dịch từ bên trong thì mới đem lại hiệu quả lâu dài. Để có câu trả lời cụ thể hơn, mời bạn tìm hiểu những thông tin sau:
Vảy nến là bệnh gì?
Theo nghiên cứu, vảy nến là một bệnh tự miễn, gây nên bởi sự rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vì một tác nhân nào đó khiến chúng nhận diện nhầm và tấn công mô biểu bì khỏe mạnh, khiến các tế bào da tăng sinh và chết đi với chu kỳ ngắn hơn bình thường. Bên cạnh đó, những tế bào chết không kịp bong ra, ngày càng tích tụ và tạo thành mảng sần sùi, có vảy trắng bạc. Khi mắc bệnh, chúng ta có thể nhận thấy da ngày càng khô, dễ nứt nẻ, đôi khi còn chảy máu.
Bệnh vảy nến tồn tại ở rất nhiều thể, chẳng hạn như: Thể mảng, thể giọt, thể mụn mủ, vảy nến móng,…
Theo thông tin bạn Thành An chia sẻ thì rất có thể, bạn đã mắc vảy nến thể mảng - dạng vảy nến thường gặp nhất.
Nguyên nhân nào gây khởi phát bệnh?
Hiện nay, trải qua nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây vảy nến. Tuy nhiên, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch vẫn đứng đầu trong danh sách khiến bệnh bùng phát.
Ngoài ra, cũng có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh, chẳng hạn như:
- Tổn thương trên da.
- Dị ứng thực phẩm.
- Yếu tố di truyền.
- Thừa cân béo phì.
- Thói quen hút thuốc lá.
- Một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch trong cơ thể, chẳng hạn như: Thuốc chống sốt rét, thuốc điều trị tăng huyết áp,...
Cách chữa bệnh vảy nến hiện nay như thế nào?
Mục tiêu điều trị vảy nến hiện nay là cải thiện triệu chứng nhanh chóng, đồng thời tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa biến chứng và tái phát. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: Dùng thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân, quang trị liệu.,...
Dùng thuốc điều trị
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị vảy nến bao gồm: Thuốc bôi ngoài da để điều trị tại chỗ, thuốc uống để điều trị toàn thân, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch nếu uống và bôi chưa có hiệu quả.
- Thuốc bôi tại chỗ: Biện pháp này thường áp dụng cho tình trạng vảy nến nhẹ, mới mắc bệnh khi các tổn thương trên da ít. Tuy có tác dụng giảm sưng, viêm, bong sừng bạt vảy nhưng nếu dùng trong thời gian dài, thoa lên các vùng da nhạy cảm như mặt, quanh mắt… thì có thể gây teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch,...
- Điều trị toàn thân: Thường áp dụng cho tình trạng vảy nến mức độ từ trung bình đến nặng với những tổn thương sâu hơn và lan rộng. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng như: Thuốc ức chế hệ miễn dịch, chống viêm nhóm corticoid,... giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng.
Chữa bệnh vảy nến bằng quang trị liệu
Phương pháp điều trị này sử dụng tia UV chiếu lên vùng da bị tổn thương. Các tia này có tác dụng chống viêm, giảm sưng rất tốt nên giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Mặc dù có hiệu quả nhưng hạn chế của liệu pháp này là chi phí điều trị khá cao mà có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Phồng rộp, đau rát, bỏng da.
Các phương pháp trên hầu hết đều chỉ đáp ứng được 1 trong 2 mục tiêu điều trị vảy nến là cải thiện triệu chứng, còn chưa thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, thuốc chữa bệnh vảy nến có cơ chế ức chế hệ miễn dịch, do vậy nếu sử dụng kéo dài hoặc quá liều dễ làm hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó khiến trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến. Bên cạnh đó, các loại thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm: Suy gan, xơ gan, suy thận, loãng xương, ảnh hưởng đến chuyển hóa,… nên đây không phải là giải pháp tối ưu khi chữa bệnh vảy nến.
Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để quá trình điều trị hiệu quả hơn, cụ thể như:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: Bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê,…) thay bằng các loại thịt trắng (ức gà, cá,...), bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa; Kiêng rượu, bia, hút thuốc lá,... bởi đây đều là những tác nhân có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu chất chống oxy hóa (bưởi, cam, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải,...).
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tăng cường tập luyện thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 4-5 lần/tuần.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách đọc sách, xem phim, thiền định,...
Chuyên gia da liễu