Chào chuyên gia! Tôi phát hiện mình mắc bệnh vảy nến gần 8 tháng nay. Dù tích cực điều trị nhưng các triệu chứng chưa được cải thiện nhiều. Người ta mách gì tôi cũng thử làm theo nhưng vẫn không có kết quả. Tôi muốn nhờ chuyên gia tư vấn thêm một số cách hạn chế các triệu chứng bệnh tại nhà, giảm chút nào, hay chút ấy. Tôi xin cảm ơn! (Đỗ Tuấn - Hạ Long).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào bạn Tuấn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Theo như chia sẻ, bạn đang bị vảy nến, dù đã điều trị nhưng tình trạng chưa chuyển biến nhiều nên muốn tìm hiểu thêm những cách cải thiện tại nhà. Xin giải đáp cho bạn như sau:

Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, nguyên nhân sâu xa do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch gây nên.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp giúp khắc phục nhanh các biểu hiện bệnh và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cách hạn chế triệu chứng bệnh vảy nến tại nhà

Dưới đây là một số phương pháp tại nhà giúp bạn ngăn chặn các biểu hiện bệnh vảy nến tiến triển nghiêm trọng hơn. Cụ thể là:

Probiotic

Probiotic là vi khuẩn có lợi trong sữa chua và thực phẩm lên men giúp cân bằng vi sinh trong cơ thể, nhờ đó hệ thống miễn dịch được đảm bảo chức năng và tăng cường hoạt động. Vảy nến là bệnh tự miễn, vì vậy, men vi sinh có thể hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng. Nghiên cứu cho thấy rằng, một loại men vi sinh có tên là Bifidobacterium có thể giúp điều chỉnh những phản ứng viêm trong cơ thể - gây ra các triệu chứng bệnh vảy nến.

Nha đam (lô hội)

Từ lâu, y học cổ truyền đã sử dụng chất gel từ cây lô hội để điều trị vết thương ngoài da, bởi khả năng làm dịu da, giảm kích ứng, đặc biệt cũng có thể giúp giảm sưng đỏ, đóng vảy và phản ứng viêm mà bệnh vảy nến gây ra.

Bạn có thể dùng trực tiếp từ lá tươi hoặc dạng thuốc bôi ngoài da chứa thành phần này. Nên thử thoa trước lên da tay để kiểm tra xem có bị kích ứng hay không.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Quang trị liệu giúp khắc phục tình trạng vảy nến khá tốt, bởi tia UV được sử dụng trong phương pháp này sẽ giúp giảm phản ứng viêm hiệu quả. Ánh nắng mặt trời cũng chứa các tia này nên việc tắm nắng được coi là hữu ích đối với người bị vảy nến. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nắng nhẹ, trong vòng 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày, tránh thời điểm nắng quá gắt sẽ làm tổn thương da nghiêm trọng hơn.