“Vảy nến móng tay có nguy hiểm không?” là điều rất nhiều người quan tâm, bởi bệnh lý này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Để hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến móng tay, cũng như cách điều trị hiệu quả. Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây!
Vảy nến móng tay có nguy hiểm không?
Vảy nến móng tay là một trong những thể bệnh vảy da phổ biến hiện nay. Chúng có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, trong độ tuổi nào. Nếu không chú ý, biểu hiện của vảy nến móng tay có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như: Nấm, á sừng,... nên bạn cần chú ý một số đặc điểm sau đây:
- Vùng da quanh móng rất dễ bong tróc, sưng đỏ, gây ngứa nhiều.
- Tổn thương ở móng: Móng đổi sang vàng đục, hình thành các rãnh, lỗ, khiến móng lồi lõm, sần sùi, đôi khi nhận thấy cả những mảng trắng trên nền móng.
- Dễ xảy ra tình trạng nứt, gãy, bật móng, do có hiện tượng tăng sản xuất lớp sừng bên dưới.
Nếu không sớm kiểm soát, các triệu chứng có thể lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể, làm tổn thương da nghiêm trọng. Bên cạnh đó có thể gây nên biến chứng trên khớp, gây tê cứng, nhức mỏi, khiến người mắc vận động khó khăn.
Hình ảnh bệnh vảy nến móng tay
Ngoài ra, bệnh vảy nến móng tay cũng gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mắc, do những tổn thương sần sùi, xấu xí, khiến họ ngại giao tiếp, bắt tay,... với người đối diện.
Bên cạnh thắc mắc vảy nến móng tay có nguy hiểm không, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu bệnh có lây từ người này sang người khác? Và câu trả lời ở đây là không.
Điều này có thể khẳng định là bởi nguyên nhân sâu xa khiến vảy nến móng tay khởi phát là do sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể, không liên quan đến các vi sinh vật có khả năng lây nhiễm như vi khuẩn, virus. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch nhận diện nhầm các tế bào biểu bì và móng thành tác nhân lạ, khiến chúng tấn công và làm các tế bào này chết đi nhanh chóng, chưa kịp bong ra mà tích tụ lại thành những mảng tổn thương, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, rỗ móng, tách móng,...
Cách điều trị vảy nến móng tay như thế nào?
Vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng cho tới nay vẫn chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các biện pháp sau đây sẽ giúp kiểm soát sớm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Mời bạn cùng tham khảo:
Trị liệu tại chỗ
Phương pháp này bao gồm các sản phẩm uống trong, cùng với thuốc bôi, chiếu tia ngoài da.
- Một số hoạt chất thường sử dụng cho vảy nến móng tay dưới dạng thuốc mỡ, cream, gel như: Dẫn xuất vitamin D (calcipotriene, calcipotriol), vitamin A (tazarotene), 5-fluorouracil,... Phương pháp này có hiệu quả với tổn thương khu trú tại vị trí nhất định.
- Corticoid dạng bôi cũng có thể dùng trong trường hợp này hoặc tiêm vào vị trí dưới móng tay sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng trên gan, thận, chuyển hóa,... nên bạn cần tham khảo kỹ tư vấn của chuyên gia.
Thuốc bôi trị vảy nến móng tay (ảnh minh họa)
- Quang trị liệu: Chiếu tia trực tiếp lên vùng da, móng tổn thương, giúp kháng viêm, hạn chế quá trình tăng sinh mất kiểm soát của tế bào da. Tuy nhiên, một số trường hợp bị bỏng rát, phồng rộp da nên người mắc hãy chú ý khi áp dụng.
Điều trị toàn thân
Khi các triệu chứng ngoài da không được kiểm soát, việc kết hợp thuốc uống sẽ giúp hiệu quả điều trị tăng lên.
Các hoạt chất được sử dụng phổ biến như: Methotrexate, ixekizumab, secukinumab, cyclosporin,... giúp cải thiện tình trạng bong vảy, viêm da, ức chế sản sinh tế bào da quá mức.
Nhưng bên cạnh đó, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan, thận,... nên cần cẩn trọng khi sử dụng