Trên Tạp chí Y học thực hành số ra tháng 6/2015, đã đăng tải “Nghiên cứu hiệu quả điều hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng kem kết hợp uống methotrexate liều thấp (7,5mg/tuần)”. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với PGS.TS Đặng Văn Em – Chủ nhiệm bộ môn Da liễu- Bệnh viện TƯ Quân đội 108 (chủ nhiệm đề tài) nhằm giúp cộng đồng nói chung và những bệnh nhân vẩy nến nói riêng hiểu rõ hơn về nghiên cứu này.

PV: Thưa PGS, vẩy nến là một bệnh da liễu được biết đến từ lâu với tỷ lệ người mắc chiếm 1-3% dân số thế giới. Vậy PGS có thể chia sẻ về các nguyên nhân sâu xa của bệnh này?

PGS.TS Em: Sinh bệnh học của vẩy nến đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhưng những năm gần đây, nhờ tiến bộ của khoa học miễn dịch học, sinh học phân tử, hóa mô miễn dịch, miễn dịch huỳnh quang… các tác giả đều thống nhất: Bệnh vẩy nến có di truyền (típ 1), có cơ chế tự miễn (vi kháng nguyên, kháng nguyên từ ngoài qua da hoặc do bản thân nội tại sinh ra) và được khởi động bởi nhiều yếu tố như: Môi trường (yếu tố khởi động), chấn thương tâm lý (stress), nhiễm trùng khu trú, chấn thương da, một số thuốc, khí hậu thời tiết, thức ăn, thuốc lá, rượu...

PV: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc cũng như kem bôi hỗ trợ điều trị vẩy nến, nhưng tại sao PGS lại chọn kem thảo dược cho đề tài nghiên cứu của mình? Dòng kem thảo dược này có ưu điểm như thế nào so với các loại kem nguồn gốc hóa dược, thưa PGS?

PGS.TS Em: Hiện nay các loại kem bôi thường hướng đến các tác dụng: Bong vẩy, bạt sừng, làm mềm dưỡng ẩm da, kháng khuẩn chống viêm... Bên cạnh những loại thuốc truyền thống thì hàng loạt thuốc mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị vẩy nến, với xu hướng sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Kem thảo dược là một sản phẩm như vậy và bao gồm các thành phần: Chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm, cua), cao phá cố chỉ, cao lá sòi, ba chạc, MSM,…

Những ưu điểm so với các loại kem nguồn gốc hóa dược đó là:

- Về hiệu quả: có tác dụng toàn diện là nhờ khả năng bong vẩy, bạt sừng, chống viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm… Trong khi hầu hết các loại thuốc hóa dược chỉ có một vài tác dụng nhất định như acid salicylic chỉ giúp bong vẩy, bạt sừng; Corticoid chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, không giúp dưỡng ẩm.

- Về độ an toàn: Đây là kem bôi có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít gây tác dụng phụ. Trong khi những thuốc truyền thống nguồn gốc từ hóa dược có nhược điểm là nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là corticoid.

Như vậy, về cả hiệu quả và độ an toàn, kem bôi thảo dược đều có ưu điểm hơn so với các loại thuốc từ hóa dược.

PV: Vậy xin PGS chia sẻ rõ hơn với độc giả về những kết quả của nghiên cứu này?

PGS.TS Em: Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 60 bệnh nhân vẩy nến thông thường được chia 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): Bôi kem 2 lần/ngày và nhóm đối chứng (30 bệnh nhân): Bôi mỡ salicylic 5% 2 lần/ngày. Cả 2 nhóm kết hợp uống methotrexate 7,5mg/tuần, hỗ trợ điều trị trong 4 tuần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nghiên cứu chỉ số PASI giảm 64,51%. Trong đó, tốt 33,3%, khá 56,7%, vừa 10%, không có bệnh nhân không hiệu quả và kết quả này tốt hơn so với nhóm đối chứng (PASI giảm 53,84%, trong đó: tốt 3,3%, khá 86,7%, vừa 10%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này cho thấy, hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng kem bôi kết hợp uống methotrexate 7,5mg/tuần (nhóm nghiên cứu) tốt hơn nhóm dùng mỡ salicylic 5% bôi kết hợp uống methotrexate 7,5mg/tuần (nhóm đối chứng).

Những kết quả khả quan thu được từ nghiên cứu trên là tín hiệu đáng mừng cho bệnh nhân vẩy nến, giúp người bệnh có thêm một lựa chọn an toàn, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da có vẩy nói chung và bệnh vẩy nến nói riêng.

PV: Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với những người bị bệnh da có vẩy nói chung cũng như vẩy nến nói riêng?

PGS.TS Em: Ngoài hỗ trợ điều trị theo lời thầy thuốc, bệnh nhân cũng lưu ý: chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ vitamin (B, C, A, D) cho cơ thể; Ăn các loại rau quả có chứa nhiều beta-caroten như quả bơ, cà rốt, xoài; Ăn các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá basa; Hạn chế ăn thịt, trứng, sữa, rượu, bia, các món ăn chiên, xào, rán, các đồ ăn cay nóng… Về chế độ chăm sóc da: Nên tắm mỗi ngày, tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa; Sau khi tắm nên thoa các loại kem làm ẩm da hoặc bôi tại vùng da bị bệnh; Tránh gãi chỗ ngứa, chà xát gây tổn thương cho da. Đồng thời, người bệnh không nên lo lắng, căng thẳng, cần suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái giúp đẩy lùi được bệnh.