“Bị á sừng nên kiêng ăn gì?” là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng trên, bởi thực tế, một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần không nhỏ trong quá trình kiểm soát bệnh. 

Thế nào là bệnh á sừng?

Á sừng là một dạng viêm da có liên quan mật thiết đến yếu tố miễn dịch, với triệu chứng đặc trưng là tình trạng dày sừng, sưng đỏ, nứt nẻ dễ chảy máu. Tình trạng này thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân,... khiến người mắc vô cùng khó chịu.   

Theo nghiên cứu, á sừng tiến triển là do sự rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến chúng nhận diện nhầm và tấn công các tế bào biểu bì khỏe mạnh, làm các tế bào này chết đi nhanh chóng, tích tụ trên bề mặt da, tạo thành những mảng dày sừng, gây bứt rứt, ngứa ngáy.

77.jpg

Hình ảnh bệnh á sừng

Nếu không có biện pháp điều trị sớm, tổn thương do á sừng có thể lan rộng và gây nên một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

- Bội nhiễm trên da: Trong trường hợp này, hệ miễn dịch của cơ thể đang suy giảm, sẽ khiến các vi khuẩn trong môi trường dễ dàng xâm nhập và gây viêm, khiến tổn thương càng nghiêm trọng hơn.

- Nếu xâm nhập được vào lớp da thông qua những vết nứt nẻ, trầy xước, các vi sinh vật này còn có thể đi vào máu, gây nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. 

- Bên cạnh đó, tâm lý của người mắc cũng bị tác động không nhỏ, bởi tình trạng bong tróc, nứt nẻ trên da khiến họ thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người khác. Chưa kể nhiều người không hiểu rõ về bệnh, có tâm lý xa lánh người mắc vì sợ lây bệnh. Nhưng cần khẳng định rằng, bệnh á sừng không có khả năng lây từ người này sang người khác, bởi chỉ liên quan đến chức năng miễn dịch của mỗi người.

Bị á sừng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của chuyên gia, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, đặc biệt là vấn đề ăn uống. Bởi thực tế, các thực phẩm cũng có thể trở thành một yếu tố kích thích, khiến triệu chứng bệnh bùng phát.

Vậy khi bị á sừng nên kiêng ăn gì? Cùng tham khảo tại đây nhé!

Thực phẩm giàu protein

Một số thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt dê,...) chứa hàm lượng cao acid béo không bão hòa arachidonic - chính là yếu tố gây viêm trong cơ thể. Bởi vậy, hạn chế nhóm thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương da do á sừng.

 Gluten

Theo khảo sát, những người bị bệnh vảy da, trong đó có á sừng, khá nhạy cảm với thành phần này. Bởi vậy, các thực phẩm chứa gluten như: Lúa mì và những chế phẩm từ lúa mì, lúa mạch và gia vị, đồ uống từ nguyên liệu này, mạch nha,... cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.

Đồ cay nóng, chế biến sẵn

Không chỉ khi bị á sừng mà với cơ thể bình thường, đây cũng là thực phẩm cần hạn chế sử dụng. Thức ăn cay nóng làm tăng thân nhiệt của người mắc, khiến cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt trên da dữ dội hơn.

Còn với các thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, đồ hộp, thịt xông khói, hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ, khi tiêu thụ khiến cơ thể phải chuyển hóa liên tục, do đó tác động xấu đến hệ miễn dịch, khiến các triệu chứng bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Chất kích thích

Thuốc lá, rượu, bia,… là những chất kích thích có thể gây rối loạn phản ứng miễn dịch trong cơ thể, theo đó, tình trạng nứt nẻ, bong tróc da tiến triển nặng hơn.

Sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa á sừng tiến triển

Bên cạnh vấn đề bị á sừng nên kiêng ăn gì, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu những phương pháp khác giúp kiểm soát triệu chứng an toàn, nhanh chóng, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể từ bên trong thì mới ngăn ngừa được á sừng tái phát.

Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã bào chế thành công bộ sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn, lại mang tới hiệu quả toàn diện.

Hiện nay, có vô vàn sản phẩm được quảng bá giúp cải thiện á sừng, tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn các sản phẩm đã có tài liệu chứng minh lâm sàng, sản xuất - phân phối bởi công ty uy tín, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng,... mà trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây sói rừng, cùng kem bôi có thành phần chính chitosan là 2 trong số rất ít sản phẩm hội tụ đầy đủ những tiêu chí này.