Vảy nến trên mặt là tình trạng tổn thương ở da có liên quan mật thiết đến yếu tố miễn dịch. Chúng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn khiến người mắc tự ti, ngại giao tiếp ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến trên mặt và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau!

Thế nào là bệnh vảy nến trên mặt?

Vảy nến trên mặt là tình trạng tăng sinh và viêm nhiễm tế bào xảy ở các vùng hay bị đổ dầu như lông mày, trán, chân tóc, vùng da giữa môi và mũi. Bệnh khiến người mắc vô cùng lo lắng, bởi không chỉ tổn thương da mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc tự ti, không dám tiếp xúc với những người xung quanh.

Các triệu chứng bệnh vảy nến trên mặt cũng tương tự vảy nến thông thường nhưng vị trí xuất hiện nhạy cảm hơn. Chẳng hạn như:

  • Da mặt khô ráp, sần sùi, có thể nổi các mảng sưng đỏ.
  • Phía trên tổn thương phủ vảy trắng li ti dày đặc, dễ bong tróc.
  • Thường xuyên ngứa ngáy, muốn cào gãi liên tục.
  • Triệu chứng thường xuất hiện ở các vùng da hay tiết dầu như chân mày, cánh mũi, đường viền chân tóc,... Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, tổn thương có thể lan rộng ra toàn bộ khuôn mặt, lên trên đầu hay xuống cổ, tai,... 

Các biểu hiện vảy nến trên mặt đang lây lan và tiến triển nặng thêm đều sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn, đồng thời ảnh hưởng lớn tới tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người mắc.

Vay-nen-tren-mat-thuong-xuat-hien-o-vung-tran-canh-mui.webp

Vảy nến trên mặt thường xuất hiện ở vùng trán, cánh mũi,...

>>> XEM THÊM: Triệu chứng vảy nến và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả

Căn nguyên gây ra vảy nến trên mặt

Về nguyên nhân khiến vảy nến trên mặt tiến triển, cho tới nay vẫn chưa có khẳng định rõ ràng, tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn miễn dịch là yếu tố hàng đầu khiến bệnh khởi phát. Bình thường, hệ miễn dịch có vai trò loại bỏ các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi hoạt động của chúng bị rối loạn, gây ra tình trạng nhận diện nhầm sẽ dẫn đến phản ứng tấn công chính các tế bào biểu bì khỏe mạnh. Điều này làm các tế bào chết đi nhanh chóng, tạo thành các mảng tổn thương sưng đỏ và bong tróc trên da mặt.

Ngoài ra, một số yếu tố từ môi trường có thể làm vảy nến da mặt tiến triển nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Dị ứng thực phẩm, thời tiết.
  • Chấn thương gây trầy xước da nghiêm trọng.
  • Dinh dưỡng chưa khoa học: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein, chất béo, gluten,...
  • Tác dụng phụ của một số thuốc.
  • Thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia thường xuyên.
  • Căng thẳng, lo lắng kéo dài.

Hut-thuoc-la-uong-ruou-bia-la-yeu-to-nguy-co-lam-nang-them-tinh-trang-vay-nen-tren-mat.webp

Hút thuốc lá, uống rượu bia là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng vảy nến trên mặt

>>> XEM THÊM: Vảy nến da đầu là gì? Chuyên gia giải đáp trong bài viết sau!

Điều trị vảy nến trên mặt bằng cách nào?

Vì da mặt thường khá mỏng và nhạy cảm nên quá trình điều trị làn da bị vảy nến phải nhẹ nhàng, đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong phác đồ điều trị vảy nến trên mặt, mời bạn cùng tham khảo:

Sử dụng thuốc

Đây thường là lựa chọn đầu tay với người bị vảy nến nói chung và bệnh vảy nến trên mặt nói riêng. Thông thường, người mắc sẽ được chỉ định dùng thuốc uống kết hợp thuốc bôi để kiểm soát nhanh tình trạng bệnh.

  • Thuốc bôi ngoài có nhiều dạng bào chế như thuốc mỡ, gel, kem. Các loại thuốc bôi này thường chứa một số hoạt chất như: Acid salicylic, nhựa than, anthralin, dẫn chất vitamin A, vitamin D,... 
  • Thuốc uống tác dụng toàn thân sẽ giúp chống viêm, ức chế miễn dịch, và kiểm soát quá trình tăng sinh da quá mức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, những loại thuốc này đều tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như: Gây phồng rộp, teo da, rối loạn chuyển hóa, gây suy giảm chức năng gan, thận. Do đó cần thận trọng khi sử dụng.

Kem-boi-da-chua-acid-salicylic-nhua-than-anthralin-giup-cai-thien-trieu-chung-cua-vay-nen-tren-mat.webp

Kem bôi da chứa acid salicylic, nhựa than, anthralin,... giúp cải thiện triệu chứng của vảy nến trên mặt

Quang trị liệu

Đây là biện pháp sử dụng chùm tia UV nhân tạo chiếu vào vùng da tổn thương, giúp kháng viêm, kiểm soát sớm sự tiến triển của bệnh. Phương pháp quang trị liệu được đánh giá là an toàn hơn việc sử dụng thuốc, nhưng với da mặt mỏng manh, bạn rất có thể sẽ gặp phải một số biến chứng như: Bỏng da, phồng rộp, tăng nguy cơ ung thư,... nên hãy cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.

Sử dụng thảo dược lành tính 

Da mặt là vùng da vô cùng nhạy cảm, nếu người bệnh lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần không rõ ràng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên đang được nhiều người mắc vảy nến trên mặt ưa chuộng vì độ lành tính và hiệu quả mà nó đem lại. Một số thảo dược tự nhiên phải kể đến như:

  • Chitosan: Đây là thành phần được chiết xuất từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,... Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, từ đó ngăn ngừa sự lây lan của các tổn thương do vảy nến trên mặt gây ra. Thêm vào đó, chúng còn làm các lớp vảy nhanh bong ra và tái tạo vùng da mới. 
  • Dầu dừa: Từ xưa, ông bà ta đã thường dùng dầu dừa để dưỡng ẩm, hạn chế nứt nẻ vào mùa đông. Ngày nay, dầu dừa còn được ứng dụng để cải thiện nhiều bệnh lý ngoài da, trong đó có vảy nến trên mặt. Nhờ dầu dừa làn da sẽ được cung cấp đủ độ ẩm, các triệu chứng bong tróc, khô rát,.. của vảy nến sẽ được cải thiện rõ rệt. 
  • Ba chạc: Trong đông y, ba chạc được sử dụng nhiều để chữa các bệnh da liễu như ghẻ, mẩn ngứa, dị ứng, vảy nến,... Trong ba chạc chứa hoạt chất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, nhanh chóng làm se lại vết thương, giúp làn da nhanh chóng được hồi phục. 

Sự kết hợp của những thành phần kể trên trong một sản phẩm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến trên mặt một cách toàn diện. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, không phải lo lắng về tác dụng phụ mà chúng đem lại. 

Ba-chac-giup-nhanh-chong-lam-se-lai-vet-thuong-do-vay-nen-tren-mat-gay-ra.webp

Ba chạc giúp nhanh chóng làm se lại vết thương do vảy nến trên mặt gây ra

Biện pháp ngăn ngừa vảy nến trên mặt tiến triển và tái phát 

Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, bạn cần chăm sóc làn da, ngăn ngừa những nguy cơ làm vảy nến trên mặt tiến triển bằng các biện pháp sau:

  • Dưỡng ẩm da thường xuyên nhằm hạn chế bong vảy và dịu cơn ngứa ngáy khi bị vảy nến trên mặt.
  • Nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hoặc nếu dùng, cần tránh các sản phẩm chứa hương liệu hóa học, tốt nhất nên chọn nguồn gốc thảo dược và đặc trị cho làn da nhạy cảm như da mặt.
  • Tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây, hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, béo sẽ giúp giảm phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Bảo vệ da mặt trước tác động của ánh sáng mặt trời bằng cách đeo khẩu trang, che chắn, thoa kem chống nắng,...

Bo-sung-rau-xanh-trai-cay-giup-tang-cuong-suc-de-khang-ngan-ngua-nguy-co-vay-nen-tren-mat.webp

Bổ sung rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ vảy nến trên mặt

Bệnh vảy nến trên mặt tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh. Bài viết trên là tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh vảy nến trên mặt, nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc thêm, hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần bình luận, các chuyên gia da liễu của chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời. 
Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/facial-psoriasis

https://www.healthline.com/health/facial-psoriasis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317195